Close
Free HTML5 Bootstrap Template

About Me

Francisco Assisi. Maria
Nguyễn Yên CRM

Trở Lại Trang

BÀI SUY NIỆM VỀ THÁNG MÂN CÔI

Sức Mạnh Chuỗi Mân Côi_1
 Sưu tầm

Bạn có thấy được tại sao Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị liên tục nói đi nói lại rằng: “Chuỗi Mân Côi chính là lời nguyện cầu thích nhất của Ngài” không? Chuỗi Mân Côi giúp chúng ta chuẩn bị cho Thánh Lễ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong Tông Thư về Chuỗi Mân Côi, đã công bố năm 2002 và 2003 là Năm Mân Côi, để trình bày về Chuỗi Mân Côi, khi suy gẫm về các mầu nhiệm Mân Côi, như là sự chuẩn bị để cử hành và tham dự vào Hy Tế của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ một cách hiệu quả hơn. Chuỗi Mân Côi giúp chúng ta chuẩn bị cho việc cử hành Phép Thánh Thể. Chuỗi Mân Côi nhắc nhở lại những mầu nhiệm Thánh mà chúng ta cử hành trong Thánh Lễ. Những gì mà chúng ta suy gẩm trong những Mầu Nhiệm của Chuỗi Mân Côi, sẽ được bí tích hóa để hiện diện trong các mầu nhiệm của việc cử hành phụng vụ Thánh. Chính ở nơi đó, chúng ta cùng hiện diện với Ngài vì lẽ Chúa Giêsu Kitô thật sự hiện diện trong tất cả mầu nhiệm Thánh và quyền năng của Ngài. Ngài hiện diện để vinh quang Đức Chúa Cha và để cứu chuộc chúng ta. Ngài hiện diện trong sự kết hiệp với Chúa Thánh Linh. Sức mạnh về những Mầu Nhiệm mà Chúa Kitô đã từng sống trên trái đất trong hơn 2000 năm lịch sử qua, vẫn còn mạnh mẽ và hiện diện mãi cho đến ngày nay thông qua Thánh Lễ và các Phép Bí Tích.

Cái hiện thực, hay nói khác đi, cái hiện thực sống động mà Chúa Giêsu đã từng sống qua, hay việc Chúa Giêsu Kitô chính là ai, tất cả đều được hiện hữu với chúng ta mãi cho đến ngày nay. Những gì mà chúng ta suy niệm trong các Mầu Nhiệm về Chuỗi Mân Côi cũng được hiện diện trong việc cử hành Phụng Vụ Thánh mà chúng ta cùng nhau cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật, theo từng năm phụng vụ của Giáo Hội. Đó là lý do tại sao mà Giáo Hội luôn nói về Thánh Lễ và các Phép Bí Tích như là việc cử hành về các Mầu Nhiệm Thánh của Chúa Giêsu Kitô. Và khi chúng ta suy gẫm về 20 Mầu Nhiệm của Chuỗi Mân Côi, thì chúng ta sẽ được chuẩn bị một cách kỹ càng hơn về những hiện thực thánh thiên, vốn sẽ được ban phát trong cuộc sống riêng của chúng ta theo từng cách riêng biệt, khi chúng ta trở nên một với Chúa Giêsu Kitô. Chính vì lý do đó mà Chuỗi Mân Côi có một sức mạnh. Những Mầu Nhiệm của Chúa Kitô trở thành những mầu nhiệm của chúng ta.

Bạn có thấy được tại sao Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị liên tục nói đi nói lại rằng: “Chuỗi Mân Côi chính là lời nguyện cầu thích nhất của Ngài” không? Sự Hy Tế trong Thánh Lễ chính là lời cầu nguyện mạnh mẽ và thích nhất của Gia Đình Giáo Xứ - tức gia đình của Giáo Hội. Chuỗi Mân Côi phải là lời cầu nguyện ưa thích nhất của mỗi gia đình chúng ta - những thân thể mầu nhiệm, những giáo hội nho nhỏ, và những gia đình thu nhỏ. Chúng ta có thể lãnh nhận được tất cả những hồng ân mà chúng ta cầu xin nếu chúng ta biết lần Chuỗi Mân Côi một cách đúng đắn. Điều đó không có nghĩa là cầu xin gì, thì sẽ được nấy, vì như thế là chúng ta đã quá cường điệu hóa về sức mạnh của việc lần hạt Mân Côi. Nhưng chúng ta sẽ lãnh nhận được bất kỳ những gì mà chúng ta cần. Thường những gì mà chúng ta cần cho chính bản thân của chúng ta, thì chẳng mang lại phần rỗi gì cho các linh hồn của chúng ta, cũng như chẳng làm vinh danh gì cả cho chính Thiên Chúa. Thiên Chúa biết những gì là tốt đẹp nhất cho chúng ta. Thiên Chúa biết những gì sẽ làm vinh danh Ngài và mang lại ơn cứu rỗi cho chúng ta. Linh hồn của Chuỗi Mân Côi - khi suy gẫm về các Mầu Nhiệm Thánh - có một sức mạnh. Nếu chúng ta chỉ thuần túy đọc các kinh như: Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh - mà không suy gẫm gì cả về những mầu nhiệm của Chúa Kitô, thì như Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã từng nói trong Marialis Cultus thì: lời cầu nguyện đó của chúng ta cũng chẳng khác nào một cái xác chết không hồn.

Hai đền thờ trên thế giới chuyên cổ võ về việc lần hạt Mân Côi. Đức Mẹ Mân Côi đã dùng hai đền thờ này trên khắp cả thế giới như là những địa điểm quan trọng và có ý nghĩa nhất để truyền bá thông điệp về việc lần hạt Mân Côi trên khắp thế giới. Đó là Đền Thờ tại Fatima, và trước đó chính là tại Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi tại thành phố Pompeii ở Ý Quốc, đây cũng là nơi mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đến để kết thúc Năm Mân Côi vào ngày 7 tháng 10 năm 2003, nhân Ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi.

Tôi được hân hạnh dâng Thánh Lễ và hướng dẫn việc lần hạt Mân Côi tại thành phố Pompeii nhân Đại Năm Thánh 2000. Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi tại thành phố Pompeii được thành lập bởi Chân Phước Bartolo Longo, vị Chân Phước được sinh ra vào ngày 10 tháng 2 năm 1841 tại thành phố Litiano. Cũng nên biết rằng, có hai thành phố Pompeii tại Ý Quốc, được gọi là: thành phố Pompeii cũ và thành phố Pompeii mới. Thành phố Pompeii cũ là một thành phố tội lỗi thuộc phía Nam của nước Ý, gần với thành phố Naples, và nó đã bị hủy diệt vào năm 79 sau Công Nguyên bởi sự phun lửa từ ngọn núi Vesuvius. Câu chuyện về Đức Mẹ Mân Côi tại thành phố Pompeii chính là tại thành phố Pompeii mới - nơi đó có một trong những Đền Thờ nổi tiếng nhất của Kitô Giáo, được gắn kết với xuất xứ và sự phát triển về đời sống của vị sáng lập ra các Đền Thờ này là vị Chân Phước Bartolo Longo. Thành phố Pompeii mới này ra đời do vị Chân Phước đó, thể theo lời khích lệ của Chúa Thánh Thần để lập ra một thành phố thánh thiên.

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong lá thư của Ngài đã đề cập đến Chân Phước Longo, vì vị Chân Phước này chính là Người đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa Thánh Thần để dựng ra một đền thờ tại thành phố Pompeii, “một đền thờ có sức quyến rũ cả thế giới mãi cho đến ngày hôm nay.” Chính tại thành phố Pompeii mới này, mà Đức Mẹ được biết đến với danh hiệu là Nữ Vương Mân Côi, và nhiều năm sau đó, tại Fatima vào năm 1917, Mẹ được gọi bằng danh hiệu “Đức Mẹ Mân Côi.” Chính tại Đền Thờ Fatima vào Năm Thánh 1950, Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII phong danh hiệu cho Mẹ là Nữ Vương Thế Giới. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị phần lớn hướng về thành phố Pompeii mới này trong suốt Năm Mân Côi. Sự thánh thiện của thành phố Pompeii mới này, như là một phần Di Sản của Đức Thánh Cha, mà Ngài dùng để nói về sự hoán cãi và lời cầu nguyện. Có một sự ngạc nhiên lý thú nho nhỏ có liên quan đến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, người vẫn thường hay nói về nhu cầu của việc rao giảng Phúc Âm mới - và với khẩu hiệu “Totus Tuus” (Tất Cả Thuộc về Mẹ), đã đến viếng thăm Đền Thờ Nữ Vương Mân Côi Rất Thánh tại thành phố Pompeii mới này và dành một sự công nhận một cách đặc biệt về thành phố này trong Đại Năm Thánh 2000. Và cũng chẳng có gì ngạc nhiên rằng sau đó Ngài đã trở lại thành phố này trong Ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi vào chính Năm Mân Côi. Cũng giống như Fatima, là nơi mà từ đó thế giới được kêu gọi hãy năng lần hạt Mân Côi, và để nhận biết được sức mạnh của việc lần hạt Mân Côi. Một phép lạ đã xảy ra cho cô bé Fortuna Agrellu, người trong vòng 13 tháng qua, đã phải chịu đựng chứng vọp bẻ một cách đau đớn và tra tấn.

Hầu hết các bác sĩ danh tiếng nhất thời đó đều phải bó tay. Vào ngày 16 tháng 2 năm 1884, Cô bé bị đau đớn này và dòng họ của Cô bắt đầu cầu nguyện và lần hạt Mân Côi theo một cách đặc biệt và sốt sắng. Vào ngày 3 tháng 3 năm 1884, Đức Mẹ đã hiện ra với Cô bé, ngồi trên ngai cao, được vây quanh bởi các hình tượng lóng lánh, ngồi trong lòng Mẹ là Chúa Hài Đồng, và trong tay Mẹ có cầm một tràng hạt Mân Côi. Đức Trinh Nữ và Hài Nhi trong trang phục áo dệt vàng, chung quanh là Thánh Đa Minh và Thánh Nữ Catherine thành Sienna. Mẹ nói: “Hãy đọc 3 tràng Chuỗi Mân Côi và lời cầu nguyện của con sẽ được Thiên Chúa chấp nhận.” Cô bé và gia đình của cô thực hiện ngay lời dặn đó. Rồi sau đó, Đức Mẹ lại hiện ra và nói với Cô bé rằng: Bất kỳ ai muốn lãnh nhận được ân huệ từ Ta, nên đọc 3 tràng Chuỗi Chuỗi Mân Côi để xin ơn và 3 tràng Chuỗi Mân Côi để tạ ơn. Con đã kêu khẩn Ta qua nhiều danh hiệu và sẽ luôn nhận được ân huệ từ Ta. Và giờ đây, bằng việc con gọi Ta là “Nữ Vương của Kinh Mân Côi” điều đó làm hài lòng Ta, do đó Ta không còn phải chối từ lời cầu xin của con nữa, vì danh hiệu này là danh hiệu cao quý và gần gũi nhất đối với Ta.